Bệnh ung thư được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng, sức khỏe con người và chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng chống bệnh ung thư ngay từ bây giờ bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng, quan trọng nhất chính là cần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Trong bài viết này, Wellness Lifestyle sẽ giới thiệu cho bạn các loại thực phẩm lành mạnh, giúp làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh ung thư.
Chất lượng thực phẩm ta nạp vào người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm hoặc tăng nguy cơ ung thư của chúng ta. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ăn thực phẩm thuần thực vật sẽ giúp cho chúng ta chống lại ung thư cũng như duy trì một cơ thể khỏe mạnh, cân đối. Dưới đây là những nhóm thực vật lành mạnh giúp chống ung thư.
Các loại thực phẩm lành mạnh chống ung thư
Các loại thực phẩm lành mạnh chống ung thư
- Rau xanh
Rau xanh là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người. Nhiều loại rau như rau cải xoăn, bông cải xanh, cải bó xôi, cải ngọt, cải xoong, rau bina… chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Cố gắng đạt được 5 đơn vị ăn (400g) một ngày.
- Hoa quả
Hoa quả như dâu tây, việt quất, nho đen, cà chua, ớt đỏ, chanh, cam, quýt, chanh leo, hành tây,… cũng là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Nghiên cứu cho thấy, các chất dinh dưỡng trong hoa quả có thể giảm nguy cơ mắc ung thư. Việc ăn các thực phẩm giàu chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư ruột là điều đã được khoa học chứng minh rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy ăn 10g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 10%.
- Các loại hạt
Các loại hạt củ và hạt quả cũng là nguồn chất xơ có giá trị của các acid béo cần thiết và các vitamin và khoáng chất. Mặc dù các loại hạt có chứa năng lượng cao nhưng nếu chúng ta ăn ở mức độ vừa phải thì sẽ không ảnh hưởng đến việc làm chúng ta tăng cân nặng. Tuy nhiên cần lưu ý là trong điều kiện khí hậu và bảo quản của nước ta, các loại hạt rất dễ bị mốc và nếu ăn phải các thực phẩm có nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin thì lại có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư nếu tiêu thụ trong khoảng thời gian dài. Lưu ý khi chọn các loại hạt, củ mới thu hoạch, được bảo quản trong điều kiện đảm bảo và nếu là hàng đã được đóng gói bán thì phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng.
Cần chế độ ăn khoa học để phòng chống ung thư
- Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì nguyên cám, hạt sen và đậu… giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư.
- Các loại đậu và các sản phẩm từ đậu
Đậu nành, đậu phụ, tương đậu, nấm hương… là những nguồn cung cấp chất đạm và chất xơ cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều đậu và các sản phẩm từ đậu có thể giảm nguy cơ ung thư.
- Các loại cá có nhiều axit béo Omega-3
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ… là những nguồn cung cấp axit béo Omega-3. Các loại cá nhiều chất béo như cá hồi một tuần một lần, cũng như các loại cá ít chất béo. Hạn chế hoặc không ăn các loại cá xông khói hay cá khô, muối vì chúng thường có nhiều muối. Cá là sự lựa chọn lành mạnh để phòng chống ung thư và chúng ta nên đặt mục tiêu ăn chúng thường xuyên hơn. Một số bằng chứng cho thấy ăn cá có thể giúp chống lại ung thư ruột.
- Lựa chọn các loại thực phẩm có mức độ năng lượng thấp
Đậm độ năng lượng trong thực phẩm chính là số calo mà thực phẩm đó cung cấp với trọng lượng của nó. Khoa học chứng minh, người béo phì dễ có nguy cơ mắc phải những căn bệnh về ưng thư hơn những người có thân hình cân đối. Do đó, điều quan trọng là chọn các thực phẩm có đậm độ năng lượng thấp để giúp chúng ta đạt được “cân bằng năng lượng”. Các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao có nhiều hơn khoảng 225-275 calo/ 100g. Cần chọn những loại thực phẩm có đậm độ năng lượng thấp hơn có ít chất béo hoặc đường và có chứa nhiều chất xơ và nước có thể giúp chúng ta cảm thấy no hơn trong thời gian lâu hơn
Lựa chọn phương pháp chế biến lành mạnh
Theo khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng phương pháp chế biến lành mạnh, tốt cho sức khỏe nhất chính là: nướng, hấp, luộc. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, với những phương pháp nấu khác cần phải nấu ở nhiệt độ cao thực sự làm thay đổi vẻ bề ngoài của thực phẩm đặc biệt là thịt. Đối với các phương pháp chế biến thức ăn như chiên, xào, nướng, áp chảo càng làm tăng khả năng ung thư đối với người tiêu thụ. Có rất nhiều chất làm tăng nguy cơ ung thư được sinh ra khi chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao, nhất là các nhóm aldehyde sinh ra từ sự phân hủy chất béo (dầu mỡ), và các nhóm N-nitroso từ đạm bị sốc nhiệt. Thời gian sốc nhiệt càng lâu, nhiệt độ sốc nhiệt càng cao càng sinh ra nhiều các chất độc hại này.
Phương pháp chế biến lành mạnh, tốt cho sức khỏe nhất chính là: nướng, hấp, luộc
Có thể thấy, bản thân chúng ta vẫn có cơ hội ngăn ngừa bệnh ung thư nguy hiểm. Nếu như biết cách lựa chọn và chế biến thực phẩm lành mạnh, kết hợp với lối sống khoa học thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ không cao. Hãy đảm bảo cho bản thân mình có một lối sống và cách ăn uống thật khoa học.